Gia quyến Nguyễn_Phúc_Miên_Lâm

Anh chị em

Hậu duệ

Quận vương Miên Lâm có 11 người con trai và 9 người con gái[2]. Ông được ban cho bộ chữ Cung (引) để đặt tên cho con cháu trong phòng[17]. Quận vương có 3 người vợ, trong đó bà Nguyên cơ Phủ thiếp (chánh thất) của ông (không rõ tên) là con gái út của nhà họ Võ Lý. Riêng với bà thứ thất là Nguyễn Tâm Thị Súy, ông có 3 người con[9]:

  • Hồng Hoằng: Sau khi quận vương Miên Lâm qua đời, Thành Thái cho công tử Hồng Hoằng vào hầu. Không rõ vua tôi bàn với nhau những gì về quốc sự mà bị mật thám Pháp bắt được. Vì sợ liên lụy đến vua, công tử Hồng Hoằng chọn uống thuốc độc tự tử trước mặt sự chứng kiến của quân Pháp. Theo như di nguyện của ông, mọi người cắn răng lặng im, chờ quân Pháp đi rồi mới kêu khóc[9].
  • Hồng Dẫn (18921955), là em của Hồng Hoằng, được đưa vào Quốc tử giám học và có vai trò rất lớn trong phong trào Duy Tân. Sau khi khỏi nghĩa thất bại, ông may mắn được vua Khải Định tha tội chết. Công tử Hồng Dẫn trở về quê mẹ ở làng Hương Cần lầm thầy thuốc, chữa bệnh rất hay, bệnh nhân đem bạc đến tạ ơn nhưng ông đều khước từ. Sau Cách mạng tháng 8 (1945), ông về lại Huế mở tiệm thuốc cho đến khi ông qua đời[9].
    • Công Tôn Nữ Trí Huệ, lúc nhỏ bà ở nhà phụ làm thuốc với cha, lớn lên bà đi học may vá phụ giúp cho các bà trong nội cung[9].
  • Công nữ Hiếu Lễ (18961980), vợ ông phủ Nguyễn Văn Hội, người làng Thanh Lương. Ông Phủ mất sớm, bà phải nuôi 3 người con nhỏ. Từ lúc sinh ra cho đến lúc lập gia đình bà Hiếu Lễ gặp quá nhiều chuyện buồn, khóc nhiều cho nên mắt bà mờ sớm. Bà giỏi chữ Hán và thuộc nhiều ca dao hò vè chuyện xưa tích cũ[9].